Vài kiến thức nhỏ nhoi để phân biệt hàng Nhật nội địa (Japanese Domestic Market – JDM) và hàng Nhật xuất khẩu (Oversea Market Exported – OME) – sưu tầm Sẵn dịp SKII đổ bộ số lượng khủng về cho các chị em tha hồ làm đẹp. Trước khi giới thiệu đặc tính sản phẩm, tối nay em xin giải thích thêm 1 lần nữa về vấn đề hàng SKII nội địa và SKII xuất nhé. Tất cả sản phẩm SKII bên em đều co BILL MUA TẠI NHẬT. Nên nhớ, hàng SKII mua tại sân bay Nhật chưa chắc là hàng Nhật nội địa nhé.
Như cả thế giới đều biết, người Nhật nổi tiếng với “Tập quán tiêu dùng” khó tính, rất kiêu kì và đòi hỏi tất cả chi tiết phải đạt được độ chuẩn ở mức tối đa nhất. Điều ấy được hiểu là sự đòi hỏi tỉ mỉ của kỹ thuật, sự vượt trội về tính năng & sự tinh tế trong thẩm mỹ. Do đó, một quan niệm thực tế trong hoạt động sản xuất của các công ty Nhật là với thị trường nước ngoài, công ty Nhật sản xuất nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng tại nước đó; còn với thị trường nội địa Nhật, sản phẩm cùng chủng loại đó phải đạt tiêu chí thoả mãn tập quán tiêu dùng của người Nhật. Cũng không phải vô cớ khi các công ty Nhật lại chấp nhận phức tạp hoá quy trình sản xuất bằng cách phân cấp việc chế tạo 1 sản phẩm cùng chủng loại bằng 2 dây chuyền sản xuất khác nhau, với mục đích cho ra 2 dòng sản phẩm tách biệt để đưa vào 2 thị trường khác nhau – sản phẩm dành cho nội địa Nhật (JDM) và sản phẩm xuất ra hải ngoại (OME – Oversea Markets Exported). Chính vì vậy, bất cứ doanh nghiệp thuộc ngành nghề nào, dù hoạt động sản xuất hay gia công, dù nhà máy tại Nhật hay nước khác… một khi cho ra đời được sản phẩm JDM thì danh tiếng công ty, uy tín thương hiệu, đẳng cấp sản phẩm, vị thế thương trường của doanh nghiệp đó đều đồng loạt được nâng hạng. Vậy hàng nội địa Nhật (JDM) có đặc điểm gì quan trọng?
– Thứ nhất là trên bao bì sản phẩm sẽ không có khái niệm ghi ngày expiration date (hạn sử dụng). Lí do của Nhật đó là, những sản phẩm trong vòng 3 năm không mở hộp mà có thể bị hư thì mới bắt buộc ghi ngày hết hạn (thông thường thực phẩm, dược phẩm). Còn không ghi có nghĩa là sẽ bảo đảm trong vòng 3 năm sản phẩm luôn dùng tốt, không bị hư hại. Đối với mỹ phẩm nội địa Nhật , nhà sản xuất không in hạn sử dụng trên bao bì nhưng vẫn có cách quản lý hàng hóa bằng cách quản lý theo lô hàng bằng bar code. Cụ thể hơn là hàng sẽ được kiểm định chất lượng chắc chắn, nếu không sẽ thu hồi về cả lô sản xuất, đây là cách làm việc của họ.
– Điểm thứ hai là sản phẩm nội địa Nhật trên bao bì chỉ có đúng tiếng Nhật thôi, không có thêm bất cứ ngoại ngữ nào khác ngoại trừ cụm chữ “MADE IN JAPAN” hoặc sẽ có cụm từ “FOR SALE IN JAPAN ONLY” (tinh thần dân tộc đề cao hết mức mà). – Điểm thứ ba nói về chính sách giá, rất nhiều, rất nhiều người có cùng thắc mắc như nhau: Tại sao giá hàng Nhật nội địa lại mắc hơn giá hàng Nhật xuất đi (OME) mà lẽ ra cái gì sản xuất ngay chính quê hương của nó thì sẽ có giá thành rẻ hơn chứ ??? Thế mới nói Nhật nó quái và kỳ quặc là thế…một người quen mình bảo họ lúc đầu khá shock vì cái văn hóa này khi mới bước chân lên xứ sở hoa anh đào này
– Văn hóa chất lượng… Với tư duy kinh doanh của người Nhật là “Giá thành luôn đi đôi cùng chất lượng” thì bản thân giá bán ra của JDM đã nói lên sự khác biệt về chất lượng, khác biệt trong thành phần rồi, dù sự khác biệt ấy là một ít đi chăng nữa. Thử nghĩ xem, trong khi phải cõng theo các loại thuế xuất/nhập khẩu, tốn kém thêm phí vận chuyển từ Nhật đi các nước rồi cộng thêm các khoản chi phí cơ hội khác trong quá trình xuất khẩu thì hàng OME vẫn có giá bán ra tương đương thậm chí thấp hơn JDM vốn không phải chịu các khoản thuế/phí đó. Hơn nữa JDM còn được hưởng chính sách trợ giá của chính phủ Nhật cho những sản phẩm phục vụ thị trường trong nước thì càng khẳng định chất lượng của JDM thông qua giá bán có một sự bảo đảm mà các dòng hàng cùng chủng loại dành cho xuất khẩu KHÔNG THỂ NÀO SO SÁNH ĐƯỢC NHÉ !!!
– Điểm thứ tư nữa là đôi khi có sự ngộ nhận là hễ cứ nghĩ hàng mua tại bất cứ nơi đâu trên đất Nhật đều là hàng JDM (hàng nội địa Nhật). Càng không phải đâu nha, hàng mà mua ở DUTY FREE sân bay vẫn chưa thể gọi là hàng Nhật nội địa 100% mà đôi khi nó được xem là hàng Nhật mua tại các nước lân cận thôi (hàng OME)
Phân biệt hàng nội địa Nhật – Japanese Domestic Market -JDM
Vài kiến thức nhỏ nhoi để phân biệt hàng Nhật nội địa (Japanese Domestic Market – JDM) và hàng Nhật xuất khẩu (Oversea Market Exported – OME) – sưu tầm
Sẵn dịp SKII đổ bộ số lượng khủng về cho các chị em tha hồ làm đẹp. Trước khi giới thiệu đặc tính sản phẩm, tối nay em xin giải thích thêm 1 lần nữa về vấn đề hàng SKII nội địa và SKII xuất nhé. Tất cả sản phẩm SKII bên em đều co BILL MUA TẠI NHẬT. Nên nhớ, hàng SKII mua tại sân bay Nhật chưa chắc là hàng Nhật nội địa nhé.
Như cả thế giới đều biết, người Nhật nổi tiếng với “Tập quán tiêu dùng” khó tính, rất kiêu kì và đòi hỏi tất cả chi tiết phải đạt được độ chuẩn ở mức tối đa nhất. Điều ấy được hiểu là sự đòi hỏi tỉ mỉ của kỹ thuật, sự vượt trội về tính năng & sự tinh tế trong thẩm mỹ. Do đó, một quan niệm thực tế trong hoạt động sản xuất của các công ty Nhật là với thị trường nước ngoài, công ty Nhật sản xuất nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng tại nước đó; còn với thị trường nội địa Nhật, sản phẩm cùng chủng loại đó phải đạt tiêu chí thoả mãn tập quán tiêu dùng của người Nhật. Cũng không phải vô cớ khi các công ty Nhật lại chấp nhận phức tạp hoá quy trình sản xuất bằng cách phân cấp việc chế tạo 1 sản phẩm cùng chủng loại bằng 2 dây chuyền sản xuất khác nhau, với mục đích cho ra 2 dòng sản phẩm tách biệt để đưa vào 2 thị trường khác nhau – sản phẩm dành cho nội địa Nhật (JDM) và sản phẩm xuất ra hải ngoại (OME – Oversea Markets Exported). Chính vì vậy, bất cứ doanh nghiệp thuộc ngành nghề nào, dù hoạt động sản xuất hay gia công, dù nhà máy tại Nhật hay nước khác… một khi cho ra đời được sản phẩm JDM thì danh tiếng công ty, uy tín thương hiệu, đẳng cấp sản phẩm, vị thế thương trường của doanh nghiệp đó đều đồng loạt được nâng hạng.
Vậy hàng nội địa Nhật (JDM) có đặc điểm gì quan trọng?
– Thứ nhất là trên bao bì sản phẩm sẽ không có khái niệm ghi ngày expiration date (hạn sử dụng). Lí do của Nhật đó là, những sản phẩm trong vòng 3 năm không mở hộp mà có thể bị hư thì mới bắt buộc ghi ngày hết hạn (thông thường thực phẩm, dược phẩm). Còn không ghi có nghĩa là sẽ bảo đảm trong vòng 3 năm sản phẩm luôn dùng tốt, không bị hư hại. Đối với mỹ phẩm nội địa Nhật , nhà sản xuất không in hạn sử dụng trên bao bì nhưng vẫn có cách quản lý hàng hóa bằng cách quản lý theo lô hàng bằng bar code. Cụ thể hơn là hàng sẽ được kiểm định chất lượng chắc chắn, nếu không sẽ thu hồi về cả lô sản xuất, đây là cách làm việc của họ.
– Điểm thứ hai là sản phẩm nội địa Nhật trên bao bì chỉ có đúng tiếng Nhật thôi, không có thêm bất cứ ngoại ngữ nào khác ngoại trừ cụm chữ “MADE IN JAPAN” hoặc sẽ có cụm từ “FOR SALE IN JAPAN ONLY” (tinh thần dân tộc đề cao hết mức mà).
– Điểm thứ ba nói về chính sách giá, rất nhiều, rất nhiều người có cùng thắc mắc như nhau: Tại sao giá hàng Nhật nội địa lại mắc hơn giá hàng Nhật xuất đi (OME) mà lẽ ra cái gì sản xuất ngay chính quê hương của nó thì sẽ có giá thành rẻ hơn chứ ??? Thế mới nói Nhật nó quái và kỳ quặc là thế…một người quen mình bảo họ lúc đầu khá shock vì cái văn hóa này khi mới bước chân lên xứ sở hoa anh đào này
– Văn hóa chất lượng… Với tư duy kinh doanh của người Nhật là “Giá thành luôn đi đôi cùng chất lượng” thì bản thân giá bán ra của JDM đã nói lên sự khác biệt về chất lượng, khác biệt trong thành phần rồi, dù sự khác biệt ấy là một ít đi chăng nữa. Thử nghĩ xem, trong khi phải cõng theo các loại thuế xuất/nhập khẩu, tốn kém thêm phí vận chuyển từ Nhật đi các nước rồi cộng thêm các khoản chi phí cơ hội khác trong quá trình xuất khẩu thì hàng OME vẫn có giá bán ra tương đương thậm chí thấp hơn JDM vốn không phải chịu các khoản thuế/phí đó. Hơn nữa JDM còn được hưởng chính sách trợ giá của chính phủ Nhật cho những sản phẩm phục vụ thị trường trong nước thì càng khẳng định chất lượng của JDM thông qua giá bán có một sự bảo đảm mà các dòng hàng cùng chủng loại dành cho xuất khẩu KHÔNG THỂ NÀO SO SÁNH ĐƯỢC NHÉ !!!
– Điểm thứ tư nữa là đôi khi có sự ngộ nhận là hễ cứ nghĩ hàng mua tại bất cứ nơi đâu trên đất Nhật đều là hàng JDM (hàng nội địa Nhật). Càng không phải đâu nha, hàng mà mua ở DUTY FREE sân bay vẫn chưa thể gọi là hàng Nhật nội địa 100% mà đôi khi nó được xem là hàng Nhật mua tại các nước lân cận thôi (hàng OME)